Người đưa tảo lên trồng trên núi

Ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, nhắc đến Đức Lợi "trồng tảo xoắn” thì ai cũng biết, người đã có quãng thời gian bươn trải nhiều nghề. Sau một trận ốm “thập tử, nhất sinh”, mất trí nhớ, cơ duyên đã đưa anh đến với tảo xoắn và quyết tâm đưa tảo xoắn - vốn chỉ được nhắc tới trong phòng thí nghiệm, trong các viện nghiên cứu, trong trường học ra ngoài để phục vụ cho chính mình và mọi người.

Anh NGUYỄN ĐỨC LỢI – Cơ sở nuôi tảo xoắn tươi không tanh Đức Lợi - Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên : Bản thân tôi vốn bị 1 căn bệnh thiếu trầm trọng oxy não. Trải qua gần 7 năm mất hoàn toàn trí nhớ, được 1 người thân đi Nhật về tặng mấy viên tảo xoắn. Mình đang mất ngủ triền miên 27 - 28 tối thì mình ngủ được luôn, dù giấc ngủ rất ngắn nhưng ngủ dậy thì năng lượng tràn trề. Nguồn cơn như thế khiến mình buộc phải tìm hiểu nó là thuốc gì, ở đâu. Đọc tài liệu thì thấy nói rằng tảo tươi mới là tốt nhất và hoàn toàn có thể nuôi được. 

Suốt 3 năm, từ 2014 đến 2017, mình chỉ nghiên cứu và phân lập tảo, có thời kỳ nhốt trong phòng vài chục ngày trong phòng kín. Đôi khi vì mình làm thái quá lên, mình khử khuẩn phòng thái quá thì bị bỏng tia UV, rồi khử không khí thái quá bằng ôzone thái quá thì bị tức ngực khó thở. Còn nhiệt độ thấp quá thì phải giữ ấm cho tảo. Ngay tìm vải lọc cho đúng số đúng cỡ cũng phải lần mò từ Nam ra Bắc".

Bà NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM – Trưởng phòng Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản – Sở NNPTNT tỉnh Điện Biên: “Khi chúng tôi lấy mẫu kiểm thì thấy không lẫn tảo tạp, tảo lam là loại tảo độc. Nhưng khi nuôi tảo hệ kín này thì không lẫn tảo tạp nên người tiêu dùng có thể yên tâm dùng”.

Anh NGUYỄN ĐỨC LỢI – Cơ sở nuôi tảo xoắn tươi không tanh Đức Lợi - Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên: “Về tảo xoắn thì người ta nghiên cứu liên tục, liên tục. Các công trình của Israel, hay của Trung Quốc thì nó cho mình lời giải rất lạc quan về việc nó chống thiếu hụt ôxy thầm lặng”.