Nghị viện thế giới: Nghị viện Đức – Hệ thống bầu cử

Tại Đức có hai dạng nghị viện: một nghị viện liên bang gồm hai viện, và các nghị viện tiểu bang chỉ có một viện. Thể chế liên bang của Đức phân quyền rõ rệt giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang. Mỗi tiểu bang có một nghị viện và chính quyền riêng chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động trong phạm vi của bang. Với dân số hơn 82 triệu người, nước Đức được chia thành 16 tiểu bang.

HỆ THỐNG BẦU CỬ TẠI ĐỨC
Hạ viện (Bundestag) là cơ quan quyền lực nhất trong thể chế nghị viện – liên bang của Đức. Các thành viên của Hạ viện, tức hạ nghị sĩ, được bầu chọn trực tiếp bởi cử tri trong một cuộc bầu cử toàn quốc cho một nhiệm kỳ 4 năm. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cộng hòa liên bang Đức chuyển giao quyền lực từ Tổng thống sang cho Hạ viện Bundestag, đồng thời khuyến khích các phe đa số tham gia vào quá trình lập pháp. Ngày nay, Tổng thống đóng vai trò nghi thức là chủ yếu. Và các đảng cực đoan cũng khó được phân chia ghế trong Hạ viện nếu không giành được ít nhất 5% số phiếu bầu. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Hạ viện khóa mới là bầu chọn người quyền lực nhất nước Đức đó là  - Thủ tướng liên bang. Để thành lập chính phủ mới, thủ tướng phải nhận được sự ủng hộ đa số tuyệt đối tại Hạ viện. Điều này đồng nghĩa phải giành được hơn một nửa số phiếu của thành viên Hạ viện. 

ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ DANH SÁCH CÁC ĐẢNG
Về mặt danh nghĩa, Hạ viện Đức có ít nhất 598 ghế. Một nửa số thành viên của Hạ viện được bầu chọn trực tiếp từ 299 đơn vị bầu cử địa phương trên toàn nước Đức và nửa còn lại được bầu thông qua danh sách các đảng ở 16 tiểu bang.

PHÂN CHIA GHẾ TRONG HẠ VIỆN
Các đảng chỉ được chia ghế trong Hạ viện nếu họ giành được ít nhất 5% tổng số phiếu bầu dành cho đảng phải chính trị trên phạm vi toàn quốc hoặc giành được ít nhất 3 ghế tại 3 khu vực bầu cử địa phương. Tỉ lệ số ghế mà một đảng được phân bổ tại Hạ viện sẽ tỉ lệ với số phiếu mà đảng này nhận được.

QUY TRÌNH LÀM LUẬT 
Luật pháp là những quy tắc chung có tính ràng buộc đối với toàn bộ cộng đồng, giúp đảm bảo xã hội vận hành một cách trật tự và ổn đinh. Đây là lý do tại sao – các dự án luật đều được thảo luận và thông qua tại Hạ viện Đức Bundestag – Diễn đàn dân chủ quan trọng nhất của nước Đức.

Nghị viện Đức và thể thức bầu cử ra sao? Mời quý vị theo dõi chi tiết trong video sau!
 

Đinh Giang