Nghị trình hôm nay: Phong trào thi đua thực hành tiết kiệm: Chọn mục tiêu cụ thể, tránh "lấy phong trào"

Chiều 31/1, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Các ý kiến cho rằng việc Quốc hội lựa chọn lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để giám sát tối cao là lựa chọn đúng và trúng. Đoàn giám sát đã tiến hành làm việc khoa học, khách quan, cụ thể và có kết quả rất thuyết phục.

Tuy nhiên việc lãng phí còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực, do đó, đề nghị Chính phủ, các cơ quan có liên quan cần nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thảo luận về Kết quả giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” đầu giờ chiều và sáng nay, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao, Báo cáo của Đoàn giám sát đã chỉ rõ theo cách “bắt tận tay, day tận trán” tình trạng lãng phí ở nhiều nơi, trong đó có việc đầu tư theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” của các dự án dang dở, chậm tiến độ, gây lãng phí. 

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã phân tích rõ tình trạng lãng phí trong khu vực công trên 5 nội dung trọng điểm và 7 lĩnh vực trọng tâm. Thất thoát, lãng phí làm mất đi cơ hội phát triển, gây bức xúc trong nhân dân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan và trách nhiệm của người đứng đầu.

Cùng phân tích sâu hơn về vấn đề này với đại biểu TRẦN ĐỨC THUẬN , Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc trò chuyện!