Nghị trình hôm nay 14/6: Trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình

Tiếp tục kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 15, chiều nay dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Một số đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật biện pháp “thực hiện hoạt động vì lợi ích cộng đồng”. Đồng thời cần bổ sung đối tượng được tư vấn về bạo lực gia đình phải lấy phòng ngừa là chính.

Bà NGUYỄN TRẦN PHƯỢNG TRÂN, Đại biểu Quốc hội Thành Phố Hồ Chí Minh: “đề nghị bổ sung đối tượng được tư vấn về bạo lực gia đình vào khoản 2 Điều 17 dự thảo Luật, thêm những người có hành vi bạo lực gia đình để đảm bảo nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính. Bên cạnh đó, bổ sung vào khoản 1 Điều 11 dự thảo Luật quy định quyền của người bị bạo lực gia đình là được lựa chọn chỗ ở là chính ngôi nhà của họ trong trường hợp áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình." 

Một số đại biểu cũng đề nghị cần tăng cường công tác thông tin truyền thông trong phòng ngừa bạo lực gia đình cũng như quy định cụ thể vai trò trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình.

Bà CHAMALÉA THỊ THUỶ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận: “Thực thi trách nhiệm của các cơ quan, thời gian qua có luật nhưng khi sự việc xảy ra thì lúng túng, cơ quan có trách nhiệm ntn…dẫn đến họ tiếp tục chịu baoh lực gia đình, gây hậu quả đáng tiếc vì tâm lý dồn enns do vậy cần quy định cơ chế trách nheiemj của cơ quan tổ chức" 

Nhiều ý kiến đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là đối tượng đặc thù như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của người bị bạo lực gia đình, đồng thời tôn trọng các quyền của công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình và quan tâm các yếu tố về văn hóa, gia đình, đặc điểm tâm lý của các nhóm đối tượng và đặc thù vùng, miền, dân tộc./. trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình

Bà NGUYỄN TRẦN PHƯỢNG TRÂN, Đại biểu Quốc hội Thành Phố Hồ Chí Minh: 

Bà CHAMALÉA THỊ THUỶ, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận

 Để cùng bàn luận thêm về những vấn đề liên quan tới dự luật này, chúng tôi mời tới trường quay Tiến sĩ Khuất Thu Hồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. 

Có thể thấy vấn nạn bạo lực gia đình đang xảy ra ở nhiều nơi bao gồm cả ở thành thị và nông thôn, không chỉ trong các gia đình nghèo, đông con mà ngay cả các gia đình có điều kiện về kinh tế, như nhiều đại biểu đã đề cập từ đầu phiên thảo luận chiều nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình tồn tại dai dẳng và khó giải quyết chính là sự cam chịu từ phía người bị bạo lực, bà chia sẻ như thế nào về thực tế này?Với nguyên nhân như bà vừa phân tích thì đặt ra yếu cầu việc sửa đổi Luật lần này trước hết phải làm rõ một số khái niệm như: Gia đình, Thành viên gia đình, Bạo lực gia đình. Quan điểm của bà như thế nào?

Tiến sĩ KHUẤT THU HỒNG, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội: Có thể thấy, thời gian qua đã có nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, gây bức xúc trong xã hội và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Cũng vì thế xuyên suốt quá trình chỉnh sửa Luật, cách tiếp cận lấy người bị bạo lực làm trung tâm đã luôn được xem xét và áp dụng. Sau đây, chúng tôi kết nối với phóng viên Tuấn Anh đang có mặt tại nhà Quốc hội để thông tin thêm đến quý vị khán giả. Xin mời phóng viên Tuấn Anh.

Theo điều tra về bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện năm 2019 tại Việt Nam cho thấy cứ 3 phụ nữ thì có 2 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Đáng nói, hơn 90% số phụ nữ bị chồng bạo lực không dám hoặc không muốn tìm đến sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Và trong phiên thảo luận chiều nay các đại biểu đã đưa ra nhiều phân tích làm rõ bức tranh bạo lực gia đình tại Việt Nam để từ đó đề xuất hướng sửa đổi với mong muốn tạo nên khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình. Sau đây chúng tôi sẽ có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội NGUYỄN THỊ SỬU – Phó trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế.

Có thể thấy dự thảo Luật PCBLGĐ sửa đổi đã nhận diện và quy định khá rõ các hành vi bạo lực gia đình. Về cá nhân bà có chia sẻ sự quan tâm như thế nào về nội dung này?

Nhiều ý kiến cho rằng sửa đổi Luật lần này cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa phòng và chống để khi Luật ban hành sẽ tạo được sự chuyển biến căn bản về tình hình. Quan điểm của bà như thế nào?

Đối với nội dung chính sách nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình bà có góp ý như thế nào để đảm bảo thực thi hiệu quả?

Vấn nạn bạo lực gia đình nhận được sự quan tâm của ĐBQH, cử tri và nhân dân cả nước. Do đó hành lang pháp lý như thế nào để tạo sự chuyển biến thực chất cho công tác này sẽ tiếp tục được các ĐBQH thảo luận.

Bà NGUYỄN THỊ SỬU, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế: 

Vâng xin cám ơn phóng viên Anh Tuấn với cuộc phỏng vấn rất cập nhật bên lề hành lang Quốc hội. Và chúng ta sẽ tiếp tục lắng nghe những trao đổi của Tiến sĩ Khuất Thu Hồng.  

Thưa bà rõ ràng việc quy định về các hành vi bạo lực gia đình theo hướng cụ thể sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành Luật. Qua theo dõi ý kiến của các ĐBQH thì theo bà trong bối cảnh xã hội hiện nay về nhận diện là hành vi bạo lực gia đình cần có những bổ sung và quy định như thế nào?

Các nghiên cứu cũng chỉ ra bạo lực gia đình có nguyên nhân sâu xa từ bất bình đẳng giới trong gia đình. Tuy nhiên lâu nay một trong các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình được sử dụng chủ yếu lại là hòa giải. Còn thực tế lại cho thấy công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình chưa phát huy hiệu quả. Vậy theo bà nên điều chỉnh quy định này như thế nào để hòa giải thực sự là biện pháp hữu hiệu? 

Bản thân người bị bạo lực thường có tâm lý ngại nói ra, ngại báo với các cơ quan liên quan ở địa phương, trong khi người đi tố giác cũng thường ngại mang phiền phức. Vậy Luật cần có những quy định như thế nào để khuyến khích người tố giác hành vi bạo lực gia đình, thưa bà?

 Bà đánh giá như thế nào về các quy định liên quan đến việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình?

 Một trong những nhóm chính sách cơ bản trong dự thảo Luật lần này là khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Dự thảo Luật đang quy định theo hướng giao nhiệm vụ của công tác phòng, chống bạo lực gia đình cho một số cơ quan, tổ chức, mà  chưa có cơ chế huy động xã hội tham gia vào tất cả các hoạt động trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Về nội dung này bà có góp ý gì)  

Xin trân trọng cảm ơn những thông tin hữu ích Tiến sĩ Khuất Thu Hồng chia sẻ tại chương trình và một lần nữa cảm ơn bà đã tham gia trao đổi. Còn bây giờ mời quý vị tiếp tục theo dõi phiên thảo luận trực tiếp về Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) ngay sau đây.  

Truyền hình Quốc hội Việt Nam