Ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu: Ai là người được lợi sau xung đột Nga - Ukraine?

Xung đột Nga - Ukraine đang làm suy yếu ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Sau cùng, Mỹ và Trung Quốc dường như là những nước hưởng lợi nhất.

Về phía Mỹ, nước này đã chuyển khoảng 1/3 kho tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine và sẽ mất từ ​​3-4 năm để  Raytheon và Lockheed Martin - hai nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ thay thế "khoảng trống" này. Gói viện trợ 40 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden ký gần đây cũng bao gồm 8,7 tỷ USD nhằm bổ sung kho vũ khí của Mỹ.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giá cổ phiếu của các công ty vũ khí tăng mạnh. Ví dụ như LOCKHEED MARTIN đã tăng hơn 12%, NORTHROP GRUMMAN tăng 20%.

Ứng viên số 1 thay thế Nga trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 thế giới chính là Trung Quốc. Trung Quốc là nước đóng tàu lớn nhất thế giới, vì vậy việc xuất khẩu nhiều tàu hải quân hơn là một bước tiếp theo. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang phát triển công nghệ máy bay không người lái và hiện đại hóa lực lượng không quân với các máy bay chế tạo trong nước để tăng cường xuất khẩu.

Hiện tại, chỉ có 3 trong số 40 nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới mua phần lớn vũ khí từ Trung Quốc. Điều này có thể thay đổi nếu Trung Quốc tận dụng sự sao nhãng của Nga vào thời điểm hiện tại để định vị mình là một đối tác an ninh quốc gia, kinh tế và chính trị đáng tin cậy, một đặc điểm cốt lõi trong Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" của họ. Một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc đang gặp phải là chứng minh rằng vũ khí của họ hoạt động tốt trong các tình huống chiến đấu trực tiếp.

Trong khi đó, Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường vũ khí mới nổi khác cũng đã và đang phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng của riêng họ trong hai thập kỷ qua để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí. Và xung đột ở Ukraine chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá trình này.

Minh Quang