• 4534 lượt xem
  • 18:16 20/01/2022
  • Kinh tế

Giải Nobel Vật lý năm 2018 Gerard Mourou gợi ý hướng đi mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đang nổi lên là vấn đề toàn cầu với nhiều tác động khôn lường ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế - xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, việc tác động của biến đổi khí hậu đang trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ các nước.

Trong hàng thế kỷ qua, các nguồn nhiên liệu hoá thạch như than đá và dầu mỏ đã bị con người khai thác cạn kiện, đồng thời gây ra những tác hại khôn lường tới môi trường. 

Tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế là trăn trở của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong đó có Giáo sư Gérard Albert Mourou. Chủ nhân của giải Nobel Vật lý năm 2018 Gerard Mourou gợi mở hướng đi mới cho ngành năng lượng bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, điện gió.

Giáo sư GÉRARD ALBERT MOUROU, Chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2018. Thorium là một loại năng lượng đa dạng nhất, tính theo đơn vị gietaru, là 1,3 triệu. Trong khi cacbon, than đá chỉ có 1 gietaru. Hơn nữa, Thorium cũng tạo ra ít chất thải phóng xạ hơn so với uranium. Và kể cả những chất thải chứa độc tính đó cũng có vòng đời ngắn hơn so với vòng đời chất thải của uranium.

Song song với việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, các chuyên gia nhận định, để con người có thể sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo thì cần thiết phải có một mạng lưới điện cân bằng và ổn định. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà nghiên cứu tìm ra những phương án lưu trữ tích năng tối ưu nhất. 

Giáo sư KOSTYA NOVOSELOV, Chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2010. Dấu chân carbon từ những thiết bị điện tử chúng ta sử dụng còn lớn hơn nhiều so với dấu chân carbon của ngành hàng không. Do đó, các thiết bị tích năng giúp tiết kiệm năng lượng đóng vai trò quan trong. Các loại vật liệu mới cũng sẽ giúp khai thác năng lượng hiệu quả hơn. Hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu siêu vật liệu graphine, và cũng đang tìm kiểm để phát triển thêm các siêu vật liệu khác.

Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đã phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và thu được nhiều thành quả, như Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ điển… Thế nhưng, thực tiễn cho thấy, không có hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả các quốc gia, mà mỗi nước cần xác định thế mạnh của mình để tìm ra nguồn năng lượng tái tạo phù hợp nhất.

Giáo sư NGUYỄN THỤC QUYÊN, Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara: Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài từ Bắc đến Nam, trong đó khu vực miền Trung có rất nhiều nắng. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này nhằm khai thác nguồn năng lượng tái tạo từ mặt trời và gió.

Là một trong sáu quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy vậy, để hiện thực hoá các cam kết này, nhiều thách thức đặt ra cho Việt Nam.

PGS. TS PHẠM HOÀNG LƯƠNG , Đại học Bách Khoa Hà Nội: Hệ thống năng lượng của Việt Nam vốn dựa vào những nguồn năng lượng hoá thạch, giờ chúng ta phải chuyển dần sang một hệ thống có sự tham gia nhiều của các nguồn năng lượng tái tạo, điều đó sẽ tạo ra bất ổn trong hệ thống năng lượng. Khi phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo, do cái tính chất bất định của các nguồn năng lượng này, chúng ta phải phát triển các hệ thống lưu trữ năng lượng nhằm tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo. 

Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân… không chỉ giúp giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, mà còn được kỳ vọng góp phần giảm giá thành năng lượng, giúp nhiều người tiếp cận được với các nguồn năng lượng với giá cả phải chăng. Không thể năm ngoài xu thế tất yếu này, Việt Nam cần cụ thể hoá các cam kết tại COP 26 thành hiện thực./.

Bùi Thảo