Lộ thông tin cá nhân: Làm gì để người dùng tránh bị làm phiền?

Việc cá nhân bị làm phiền bởi tin nhắn rác, cuộc gọi rác gây ra vô vàn sự phiền phức thời gian vừa qua không hề hiếm gặp, có đến 80% nguyên nhân đến từ chính sự bất cẩn của người dùng, ví dụ như comment để lại tên, số điện thoại tại những bài đăng trên mạng xã hội.

Thế nhưng câu chuyện sau đây, nhân vật khẳng định rằng trường hợp của họ, chắc chắn không nằm trong con số 80% này.

Việc sản phụ đăng ký thông tin với bệnh viện làm hồ sơ bệnh án, với mục tiêu là để cung ứng dịch vụ tiện ích, chị Ngọc cũng không thể ngờ “tiện ích” này lại trở thành sự phiền toái quấy rầy cuộc sống của chị ngay sau sinh.

Những lo lắng không phải không có cơ sở, khi thông tin, số điện thoại của người dùng bị lộ còn là khởi nguồn cho những nguy cơ lừa đảo khác, như trường hợp sau đây.

Theo các chuyên gia, các kịch bản lừa đảo đều được xây dựng trên cơ sở 50% sự thật từ những thông tin cá nhân đã bị đánh cắp hay mua bán trái phép và nguy cơ lọt lộ thông tin là có thể xảy ra với bất cứ ai.

Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có doanh nghiệp, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm về việc để lộ lọt thông tin khách hàng. Từ ngày 1/7 tới đây, Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định chặt chẽ về bảo vệ dữ liệu và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trang Linh - Sỹ Cường - Hữu Nghĩa