Liên đoàn hợp tác xã trong tiến trình phát triển kinh tế hợp tác

Để hiểu rõ bản chất, vai trò của và liên đoàn hợp tác xã và giao dịch nội bộ đối với sự phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở Việt Nam trong giai đoạn mới, sáng 9/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo quốc tế về “Thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế hợp tác đa dạng và bền vững ở Việt Nam”.

Trong dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi), một vấn đề nhận được sự quan tâm là quy định thành lập Liên đoàn HTX. Đây là thiết chế mới tại Việt Nam nhưng đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới. Hoạt động của các liên đoàn HTX là hỗ trợ, tạo điều kiện cho thành viên, đào tạo, kiểm toán, trợ cấp; đặc biệt là cùng mua – bán sản phẩm, chế biến, vận chuyển… với nguồn vốn chủ yếu hình thành từ cổ phần của các thành viên; cơ cấu tổ chức tương đương như HTX. Các chuyên gia cho rằng, trong lần sửa Luật Hợp tác xã này, cần bổ sung chế định về thiết chế cho Liên đoàn HTX nhằm thúc đẩy quyền tự do kinh doanh, liên kết.

Các chuyên gia cũng phân tích, liên hiệp HTX là sự liên kết theo chiều ngang, không giới hạn ngành nghề, số lượng nên chưa đủ mạnh. Nếu cho HTX cơ hội liên kết theo chiều dọc, tức là phát triển theo ngành nghề thì việc tạo cơ chế để Liên đoàn HTX xuất hiện là cần thiết. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy thiết chế này đóng vai trò quan kết nối trong thúc đẩy xuất khẩu, nhất là sản phẩm nông nghiệp.

Liên quan tới giao dịch nội bộ, các chuyên gia cho rằng trong dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) chưa làm rõ khái niệm, không giải thích về sản phẩm dịch vụ nào được tính vào giao dịch nội bộ; không quy định về cách tính… Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quy định về giao dịch nội bộ rất đa dạng, ưu đãi cho HTX gắn với mức độ phục vụ của thành viên. Do vậy, cần sử dụng “tỉ lệ giao dịch nội bộ” như một điều kiện để thụ hưởng chính sách.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Hà Lan