Lấy ý kiến Nhân dân về Luật Đất đai: Trăn trở của Chủ tịch Quốc hội và mong đợi của cử tri

Đất đai là nguồn lực quan trọng của quốc gia. Luật Đất đai sửa đổi lần này không chỉ giải quyết khó khăn, vướng mắc mà mục tiêu quan trọng là khơi thông mọi nguồn lực từ tài nguyên đất đai, tạo ra động lực mới, đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Do đó việc lấy ý kiến Nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023). Muốn làm được điều này, việc lấy ý kiến nhân dân cần thực chất, tránh hình thức. 

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo luật, tuy nhiên tại phiên họp thứ 18 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, khi cho ý kiến về nội dung này, vấn đề làm sao để việc lấy ý kiến hiệu quả, thực chất là mối quan tâm hàng đầu của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Còn về phía cử tri và Nhân dân, những người trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến, mong muốn lớn nhất cũng chính là các ý kiến cần phải được tổng hợp, tiếp thu đầy đủ.

Số liệu thống kê cho thấy, thời gian qua, 70% số vụ khiếu nại, khiếu kiện là liên quan đến lĩnh vực đất đai. Do vậy, việc huy động trí tuệ của toàn dân vào việc sửa đổi Luật Đất đai lần này là chủ trương đúng và cần thiết, nhằm xây dựng bộ luật khả thi, sát thực tế, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

Mời quý vị cùng theo dõi chương trình!

Anh Đức