Làm gì để không bị đòi nợ kiểu "khủng bố"?

Thời gian gần đây, những sự việc như người vay tiền, thậm chí là không vay được tiền của 1 số tổ chức tín dụng, công ty tài chính… bị gọi điện thoại, nhắn tin đe, gây sức ép để đòi nợ. Thậm chí, dù không liên can nhưng nhiều lãnh đạo, đồng nghiệp của người lao động vay nợ cũng bị khủng bố tinh thần bởi các băng nhóm tín dụng đen.

Họ và gia đình bị bêu riếu trên mạng xã hội , xúc phạm danh dự, thậm chí bị đe dọa đến tính mạng… Theo các chuyên gia, người dân cần nâng cao cảnh giác trước những thủ đoạn, phương pháp này của tội phạm trên mạng internet! 

Anh Thắng (tên nhân vật đã được thay đổi), một người kinh doanh tự do ở Hà Nội, vừa bị lừa đảo khi vay tiền qua Website mang tên Doctor Dong. Mặc dù đã thực hiện thao tác khai báo thông tin theo đúng hướng dẫn của nhân viên tư vấn, anh vẫn nhận được cảnh báo sai thông tin cá nhân. Do đó, anh phải 2 lần chuyển tiền, tổng cộng là 8 triệu đồng vào 1 tài khoản ký quỹ được lập sẵn trên webssite. Đến lần thứ 3 bị yêu cầu nộp thêm tiền bảo lãnh, anh đã từ chối khoản vay và đến cơ quan công an kêu cứu và tố cáo

Theo các chuyên gia, thực tế cho thấy, hiện nay, các đối tượng lợi dụng mạng Internet và mạng xã hội để phát tán số lượng ứng dụng cho vay tiền Online rất nhiều như: Home Credit, A Vay, Doctor Dong, BiMo, Moneycat, Vay VND, Onccredit, Visame, Vamo…nhằm quảng cáo đến người dùng với mục đích đánh lừa, chiếm đoạt tài sản.

Liên tục trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã triệt phá các đường dây tội phạm hoạt động núp bóng dưới hình thức tổ chức cho vay... để thực hiện hành vi vu khống, cưỡng đoạt tài sản. Phương thức hoạt động của các nhóm này dưới vỏ bọc công ty kinh doanh tài chính, văn phòng luật sư, tuyển dụng hàng trăm nhân viên để đòi nợ theo hợp đồng đã ký với các đối tác bằng các thủ đoạn liên tục gọi điện, nhắn tin quấy rối, khủng bố.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Anh Khoa