Góp ý dự thảo luật: Kiến nghị mở rộng đối tượng bị bạo lực gia đình

Việc xử phạt tiền với người phạm luật là khó khả thi vì thế đại biểu yêu cầu cần có mức hình phạt nặng hơn để đủ sức răn đe cho các đối tượng gây ra bạo lực gia đình. Bên cạnh đó cần mở rộng đối tượng người bị bạo lực gia đình, tăng cường đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở mỗi địa phương.

Tại hội nghị, một số đại biểu đề nghị trong quá trình sửa đổi Luật cần quan tâm nghiên cứu việc xử lý hành vi bạo lực gia đình, trong đó có nên xử phạt bằng tiền hay không. Theo các đại biểu việc xử phạt tiền với người phạm luật là khó khả thi và nếu có xử phạt thì các nạn nhân của nạn bạo lực gia đình lại là người tiếp tục chịu ảnh hưởng. Vì thế, thay vì phạt tiền thì nên xử phạt đối với người gây ra hành vi bạo lực bằng xử lý hình sự.

Ông NGUYỄN VĂN TUYN - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Chi, huyện Tiên Du: “Xử phạt về tài chính, tiền chồng cũng là của gia đình, tiền vợ cũng là của gai đình nên bất cập, theo tôi nên có hình thức khác như lao động công ích, tạm giam tạm giữ để truy tố hình sự”

Ngoài ra cộng đồng xã hội chưa thể hiện thái độ phê phán kiên quyết, mạnh mẽ đối với những người gây ra bạo lực gia đình và xem đó là việc nội bộ của mỗi gia đình, nhiều nạn nhân còn e ngại không tố giác dẫn đến việc nhận diện, phát hiện, thu thập báo cáo chưa khách quan, kịp thời.

Ông TRẦN TRUNG DŨNG - Phó Chủ tịch UBND xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh: “Các khái niệm trướ đây chưa rõ ràng, chưa phù hợp với điều kiện ptvhxh hiện này, vụ việc xử lý bạo lực gia đình còn phức tạp. Cần liên kết tích hợp đường dây phòng chống bạo lực gia đình và cộng đồng vào làm 1 để thêm 1 kênh cho người bị bạo lực có thêm 1 kênh thông tin cho các cơ quan chính quyền, truyền thông biết bởi các đồng chí đã biết người bị bạo lực thường có tâm lý e ngại..”

Một số đại biểu đề nghị cần cần mở rộng đối tượng người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình thêm đối tượng trẻ em vì trẻ em là đổi tượng rất dễ bị tổn thương, lạm dụng trong các hành vi bạo lực trong gia đình trong Chương I của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Ngoài ra, đề nghị sửa đổi các quy định về tư vấn, hòa giải cần rõ rằng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, tổ chức tham gia công tác phong chống bạo lực gia đình; bổ sung quy định giảng hòa về phòng chống bạo lực gia đình và cần có chế tải cụ thể để xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đinh, thực hiện yêu cầu cam kết và chịu sự giảm sát đối tượng để phòng ngừa tái diễn. Bên cạnh đó nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ Công an trong việc phối hợp xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.

Kết luận hội nghị Phó chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý trân trọng cảm ơn những ý kiến góp ý tâm huyết, xác đáng của các đại biểu tham dự. Những ý kiến này sẽ được Ủy ban phản ánh đầy đủ trong báo cáo thẩm tra, đồng thời đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau, Ủy ban sẽ tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo hoàn thiện dự án Luật với chất lượng tốt nhất./.
 

Thế Anh