Luật Điện lực: Khuyến khích tư nhân đầu tư truyền tải điện

Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực trong đó khuyến khích sự đầu tư của khối tư nhân đối với việc truyền tải điện. Liên quan đến nội dung này, Phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam có cuộc trao đổi với đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.

Thưa đại biểu, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội khoá XV sẽ xem xét rất nhiều vấn đề cấp bách, trong đó có việc xem xét sửa đổi Luật Điện lực Đại biểu đánh giá như thế nào về sự sửa đổi Luật Điện lực lần này?

Ông Hoàng Đức Thắng - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị: “Lần này, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi khoản 2, điều 4 Luật iện lực. Đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Bản chất vấn đề này là nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội theo tinh thần xã hội hóa về mạng lưới điện truyền tải. Theo luật hiện hành việc xây dựng lưới điện truyền tải hiện nay về cơ bản do nhà nước độc quyền, thông qua các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện, trong khi đó thực tiện đặt ra ta có một áp lực rất lớn….đáng chú ý là phát điện. Với năng lực hiện có lưới điện truyền tải Quốc gia hiện nay không đáp ứng được các nguồn giải phóng năng lượng điện do các hoạt động truyền tải điện mang lại. Nếu như trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước thì nó không đủ các điều kiện để thực hiện, cho nên Luật dự thảo lần này trình theo hướng như thế. Thực ra đây là một hướng thể chế hóa một số chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút mọi nguồn lực của xã hội trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật nói chung trong đó có truyền tải điện… để đảm bảo hài hòa việc phát triển và năng lực truyền tải điện”.

Thưa đại biểu, nếu như Luật điện lực lần này được sửa đổi thì các đơn vị tư nhân được tham gia, liệu các đơn vị tư nhân tham gia có gây ra ảnh hưởng đến nguồn an ninh năng lượng điện?

Ông Hoàng Đức Thắng - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị: “Khi chúng ta tạo ra một khuôn khổ pháp lý, để thu hút các nguồn lực về xã hội, đầu tư vào lưới điện truyền tải, thì nó song song hai khu vực. Một là hệ thống truyền tải điện do Nhà nước đầu tư, và các tổ chức đầu tư vận hành, trên lưới điện Quốc gia. Đây là vấn đề mới đặt ra. Bên cạnh những yếu tố tích cực, nó đảm bảo các nguồn đầu tư của xã hội vào… để giải phóng nguồn điện,  thì cần phải có một cơ chế phối hợp để hài hòa lượi ích của nhà nước, và đảm bảo vai trò độc quyền của Nhà nước về điều độ hệ thống lưới điện của Quốc gia, nhưng đồng thời đảm bảo lượi ít của các nhà đầu tư. Đây là bài toán cần giải quyết sau khi luật được thông qua… và đảm bảo về an ninh năng lượng điện và đảm bảo nguyện vọng thỏa đáng của nhà đầu tư….. Và làm như thế nào để tránh được tính độc quyền của các nhà đầu tư trong truyền tại điện thì đây cũng là vấn đền cần được phải giải quyết trong việc thực thi Luật lần này được thông qua…. Đây là những vấn đề kỹ thuật nhưng cũng là những vấn đề rất lớn.”