Kéo dài thêm 1 năm để hoàn tất chi trả chế độ phòng, chống Covid-19

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cơ bản nhất trí sự cần thiết chuyển tiếp thực hiện một số chính sách, đồng thời thống nhất cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt để khắc phục tình trạng tồn đọng việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện nay. Đề nghị chính phủ sớm có giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong thời gian tới.

Cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và đánh giá cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chuẩn bị báo cáo, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cách thức đánh giá việc thực hiện quyết số 30, song có ý kiến trong Ủy ban Xã hội cũng đề nghị bổ sung thông tin, đánh giá, làm rõ hơn các nội dung về công tác tổ chức cách ly tập trung, tình trạng lây nhiễm chéo tại các khu cách ly tập trung do không bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất; việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; đồng thời có giải pháp căn cơ để khắc phục những tồn tại hạn chế trong thời gian tới.

Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024 được cơ sở đăng ký nộp hồ sơ gia hạn mà chưa được gia hạn kịp thời theo quy định của Luật Dược từ ngày hết hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024 trên cơ sở danh mục do Bộ Y tế công bố. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị quy định nội dung này tại một điều riêng do không còn liên quan đến phòng, chống Covid-19 của Nghị quyết 30.

Đồng thời, đề nghị đánh giá kỹ lưỡng nguồn lực hiện tại để có giải pháp khắc phục, bảo đảm không lặp lại tình trạng tồn đọng một lượng lớn hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc chưa được giải quyết như hiện nay.

Mời quý vị theo dõi chương trình!