• 1514 lượt xem
  • 05:04 05/05/2023
  • Xã hội

Gửi lời xin lỗi: Chuyện nhân quyền của người “Tây” ở tù “Ta”

Buôn lậu, ma túy và giết người…tất cả những trọng tội mà người nước ngoài thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đều bị nghiêm trị trước pháp luật. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Buôn lậu, ma túy và giết người…tất cả những trọng tội mà người nước ngoài thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam đều bị nghiêm trị trước pháp luật. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

“Đến Việt Nam chơi du lịch, gặp bạn bè người Mỹ, người kia là người Mỹ. Có uống chút rượu hay gì đó nên nóng nảy cãi nhau, rồi dút dao xô đẩy, vô ý giết chết người kia vậy”

Rào cản về văn hóa, ngôn ngữ hay thậm chí là khí hậu có thể bóp nghẹt những con người không muốn nhìn về phía trước để thay đổi mình…Chỉ cần có sự quyết tâm, dù trong hoàn cảnh nào các phạm nhân nước ngoài cũng nhận được sự giúp đỡ…ngay cả khi phải bắt đầu từ số 0.

“Công tác giảng dạy tiếng Việt cho phạm nhân người nước ngoài cũng được hơn 7 năm rồi. Trong quá trình giảng dạy cũng gặp nhiều phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đối với phạm nhân nước ngoài được người thân thăm gặp khó hơn Việt Nam. Quá trình làm việc tôi cũng phải tìm tòi để việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả hơn, đồng thời động viên khuyến khích phạm nhân tự học, cả cô và trò cùng cố gắng làm sao đạt kết quả tốt nhất”.

Tùy vào tính chất từng vụ việc mà mức án của mỗi phạm nhân khác nhau, có người ngắn thì vài năm lâu hơn là chung thân…20 hoặc 30 năm. Quãng thời gian đủ để khiến một con người trở nên chai lỳ và già cỗi về cảm xúc. Ở nơi tưởng chừng như bị cuộc đời bỏ rơi, nhiều phạm nhân nước ngoài mới tự nhận thấy ngã rẽ của mình chưa hẳn là chấm dứt mà đó là kết thúc cho một sự khởi đầu mới.

CHUYỆN NHÂN QUYỀN CỦA NGƯỜI “TÂY” Ở TÙ “TA”

Lớp học trong trại giam Thủ Đức cũng giống bao trại giam bình thường khác…Chỉ có điều trong lớp có cả phạm nhân người Việt Nam và phạm nhân nước ngoài. Điểm chung của họ là không biết chữ và đều bắt đầu từ những thứ vỡ lòng. Mỗi người một nơi, có người cách xa hàng ngàn dặm vì nhiều lý do mà các phạm nhân nước ngoài phạm tội ở Việt Nam phải chấp hành những mức án khác nhau. Có người già, có người trẻ…có người phạm tội lần đầu và có người đã tái phạm nhiều lần. Một mình nơi đất khách nên nhiều phạm nhân không giấu được sự sợ sệt, hoang mang khi không hình dung ra được mình sẽ được đối xử thế nào? Những lớp học như thế này sẽ tạo cơ hội cho các phạm nhân người nước ngoài từng bước tiếp cận với các quy tắc cơ bản của trại giam, để họ hiểu quyền lợi của mình với những điều nên và không nên làm... Nơi đây là điểm khởi đầu những uốn nắn để phạm nhân sửa chữa sai lầm…dần quay trở lại thành người tử tế.

Với hành vi giết người là một người ngoại quốc khác vào năm 2015 tại khách sạn Quận 5, Tp.HCM… phạm nhân mang quốc tịch Malaysia sinh năm 1985 có tên thường gọi là Chua bị kết án chung thân. Chấp hành án được 8 năm, đến nay, Chua đã nhận thức rõ được hành vi sai trái của mình.

Khác với phạm nhân Chua, phạm nhân quốc tịch Singapore có tên gọi ở Việt Nam là A Quý, đã có một lần chấp hành án phạt 4 năm tù ở đất nước của mình vì tiêu thụ đồ gian của người khác. Năm 2008, A Quý tiếp tục nhận mức án chung thân tại Việt Nam vì hành vi buôn lậu. Đã chấp hành án được hơn 13 năm ở trại giam Thủ Đức, hơn ai hết phạm nhân này hiểu rõ mình đang được đối xử với đầy đủ các chính sách mà một phạm nhân nước ngoài được hưởng tại Việt Nam.

Khi chấp hành án tất cả các phạm nhân người nước ngoài hay Việt Nam đều được hưởng các chính sách như nhau về lao động, chế độ ăn nghỉ. Mọi thứ đều được công khai minh bạch, để các phạm nhân người nước ngoài cảm thấy không bị cô lập, phân biệt đối xử. Đảm bảo về nhân quyền...Dù họ đã mắc những sai lầm ngoài xã hội nhưng chắc chắn vẫn được đối xử bình đẳng như tất cả các phạm nhân khác trong trại giam.

Án phạt chung thân cho Chua còn A Quý mới được giảm án 1 lần cũng từ chung thân xuống thời hạn 30 năm. Thời gian sống trong trại giam bên cạnh việc bắt buộc phải thích nghi với môi trường mới thì chính những cán bộ quản giáo đã trở thành động lực chỗ dựa cho những phạm nhân nước ngoài cố gắng phấn đấu. Họ hiểu rằng, không có lý do gì khi những người dưng lại tự nhiên đỗi đãi tốt với mình trong khi chẳng mang lại điều gì cho bản thân. Tình người có thể là thứ họ đánh giá thấp ngoài xã hội với những toan tính lọc lừa…nhưng tại đây, họ có thể cảm nhận rõ từng ngày…

Giáo dục cải tạo con người là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, giáo dục và cải tạo những con người từng lầm đường lạc lối còn khó khăn hơn gấp bội vì xung quanh họ đều là cảm giác tội lỗi và sợ sự xa lánh, hắt hủi…Không có sự tự giác nào thành thật bằng sự nhận thức từ tận tâm can mình khi được đối xử với nhau bằng cái tình giữa con người với con người.

A Quý cũng như Chua, những phạm nhân này luôn hướng về gia đình, quê hương của mình. Đó cũng là tâm lý chung của con người. A Quý có 2 người con đã lớn còn Chua thì bỏ nhà đi từ nhỏ quên cả mặt bố, mẹ. Thời gian cải tạo đã khiến họ nhận ra chỉ có quê nhà là nơi nương náu êm ấm nhất, chỉ có gia đình mới là chỗ dựa vững trãi nhất. Có thể muộn màng nhưng còn hơn…không bao giờ…

Mặc dù chưa phát âm được tròn vành rõ chữ nhưng tiếng Việt đã thực sự trở thành một ngôn ngữ khác của các phạm nhân nước ngoài đang cải tạo tại trại giam Thủ Đức. Hàng chục năm đằng đẵng không được gặp mặt, nghe giọng của người thân đã khiến họ cảm nhận được tình cảm của các cán bộ trại giam đối với mình. Với những phạm nhân thực sự muốn vươn lên, họ sẽ nỗ lực cải tạo để đáp trả lại tình cảm của những người thầy mới...người bạn mới...cũng như được nhìn ngắm mặt trời mọc trên chính mảnh đất quê hương một lần nữa vào ngày gần nhất!

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!