Công tác phòng, chống dịch vừa qua xảy ra nhiều vấn đề vượt quá hành lang pháp lý mà bắt buộc các cơ quan chức năng buộc phải xử lý. Vì vậy, gói hỗ trợ 14 nghìn tỷ mà Chính phủ đề xuất ưu tiên cho lĩnh vực phòng, chống dịch, an sinh xã hội cần tính toán đầu tư rõ ràng, tránh dàn trải.
Khẳng định nguồn gốc của đợt khó khăn này xuất phát từ vấn đề dịch bệnh vì vậy cần giải quyết căn bản từ “gốc”. Do đó đại biểu để nghị gói hỗ trợ cần trọng tâm vào đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, đặc biệt là y tế tuyến xã.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Chúng ta cần nghiên cứu, đề xuất các chính các xác định mức chi ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm dành cho y tế nhằm nâng cao năng lực của hệ thống y tế, hiệu ứng thách thức mới và chăm sóc sức khỏe.”
Theo ông Nguyễn Lân Hiếu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, Chính phủ cần nhanh chóng tháo gỡ cho ngành y tế để ngành y hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Trần Văn Lâm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang bày tỏ: "Cần đặt trong tâm giải quyết y tế cơ sở trong thời gian tới phù hợp với chiến dịch nói không với Zero covid..phục hồi sản xuất…”
Bên cạnh đó cần có sự quan tâm đầu tư phù hợp và phải làm rõ tiêu chí lựa chọn để bố trí nguồn lực đầu tư tương xứng.
Ông Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết: “Về phòng, chống dịch, đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, viện và bệnh viện cấp TW… với mức đặt ra là 14.000 tỷ đồng là thấp so với tình hình dịch hiện nay”
Ông Lê Hoàng Anh - Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai: “Chúng ta thấy có những vùng đầu tư chúng tôi không thấy khô cái tiêu chí nào để lựa chọn một cái tỉnh đó 60, 70 trạm y tế xã, tỉnh khác lại là 20, 30 thì tiêu chí không rõ thì rất là khó. Chúng tôi đề nghị là phải xác định được là tiêu chí từ diện tích của địa phương đó về dân số và đồng bào dân tộc thiểu số ở đó như thế nào, về hộ nghèo và hộ cận nghèo đó ra sao và cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực y tế của địa phương đó, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở ra sao và điểm cuối cùng là số lượng người mắc nhiễm và tử vong do COVID 19 cũng như các bệnh khác của giai đoạn vừa qua như nào để có sự bố trí nguồn lực, nâng cao năng lực y tế cơ sở, trạm y tế xã cũng như trung tâm y tế huyện”
Ông Chá A Của - Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đề nghị: “Chính phủ quan tâm lồng ghép hiệu quả các nguồn lực từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư y tế cơ sở tại các địa phương nhất là vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn để đầu tư, nâng cấp, phát triển y tế cơ sở, tín dụng ưu đãi giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân ngay từ những tháng đầu năm.”
Đồng quan điểm phải tập trung nguồn lực cho ngành y tế, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong chữa trị, phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Công Long - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, trước mắt nên dùng số tiền 14 nghìn tỷ đầu tư cho hệ thống y tế tuyến trên, CDC các tỉnh. “Suốt 2 năm qua dịch bùng phát thì y tế tuyến chính quan trọng chứ y tế cơ sở tiêm phòng thôi. Do vậy nên tập trung thế nào, có nên đưa xã phường vào đây không? Đưa xã phường hơi dàn trải do vậy tập trung CDC các tỉnh vì hệ thống này là chủ yếu, còn xã phường rất mờ nhạt” - Ông Nguyễn Công Long - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai bày tỏ:
Một số đại biểu cũng cho rằng, việc chi trực tiếp Ngân sách Nhà nước cho phát triển, hỗ trợ phòng chống dịch là nội dung rất lớn, do vậy cần rà soát từng đối tượng, kể cả đối tượng phòng chống dịch. Bởi công tác phòng, chồng dịch vừa qua xảy ra nhiều vấn đề vượt quá hành lang pháp lý mà bắt buộc các cơ quan chức năng buộc phải xử lý. Vì vậy, gói hỗ trợ ưu tiên cho lĩnh vực phòng chống dịch, an sinh xã hội, đặc biệt là y tế cần tính toán đầu tư rõ ràng.