Góc nhìn hôm nay: Tháo "xiềng" 2 giá bệnh viện

Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành vừa qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đáng chú ý là Luật quy định 1 mục riêng về các điều kiện bảo đảm về tài chính cho công tác khám bệnh, chữa bệnh. Tuy vậy, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá dịch vụ khám bệnh-chữa bệnh của bệnh viện công lập.

Một là giá được bảo hiểm chi trả. Đây chính là việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở mọi đối tượng và bảo hiểm xã hội, vai trò bảo đảm an sinh. Hai là giá khám chữa bệnh theo yêu cầu. Ở đây không thể quy định giá trần, mà cần tuân theo quy luật của thị trường. Đây là chính là động lực để các bệnh viện thay đổi theo hướng tự chủ toàn bộ. Vì sẽ hoạt động tương tự như mô hình công ty. Vấn đề là Luật vừa được thông qua, có giải quyết được những khó khăn, vướng mắc hiện tại.

Mệnh giá bảo hiểm thấp trong khi giá thuốc, vật tư, trang thiết bị lại phải trả theo mặt bằng quốc tế. Với điều kiện hiện nay khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi nhiều, tỷ trọng khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ tăng nhanh. Hiện nay, theo ước tính của ngành Bảo hiểm xã hội, bình quân mức đóng trung bình là 1 triệu đồng/1 thẻ/1 năm. Nhưng mức chi chung, là khoảng 1.100.000 đồng cho 1 thẻ/1 năm.

Bảo hiểm y tế đang bội chi khoảng 10% và đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế mức chi, cũng như tình trạng lạm dụng dịch vụ để trục lợi quỹ này. Do vậy, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc, chưa được giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền lợi dân, đến cơ sở y tế và tâm lý của các thầy thuốc bác sỹ.

Đó là thực tế và được thảo luận công khai, thậm chí gay gắt tại kỳ họp bất thường lần 2 và sau khi đã bấm nút thông qua Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2023.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Ngọc Dũng