Góc nhìn hôm nay: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đào tạo nhân lực chất lượng cao là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; có vai trò quyết định đến học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực...

Những năm qua, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang thực sự “khát” nhân lực chất lượng cao.

Đơn cử như tại tỉnh Đắk Lắk, chỉ tính riêng trong ngành y tế đã thiếu hàng nghìn biên chế, điều này gây khó khăn lớn cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, từ năm 2021 đến nay, đã có hơn 70 viên chức y tế xin nghỉ việc. Trong đó, nhiều y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, công tác lâu năm, từ đó, gây thiếu nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến hoạt động khám, chữa bệnh.

Không chỉ riêng ngành y tế mà các ngành nghề khác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều đang ở tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.

Để giải bài toán về nguồn nhân lực, nhiều chính sách phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số như: chính sách phát triển hệ thống trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng; chính sách hỗ trợ đối với người học về học bổng, hỗ trợ học tập, miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên… và chính sách đầu tư đối với các cơ sở đào tạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Mời quý vị cùng theo dõi chương trình!

Thu Quỳnh