Gặp gỡ người phụ nữ Quảng Nam thắng kiện chính phủ Hàn Quốc

Phán quyết hôm 7/2 vừa qua đánh dấu lần đầu tiên một tòa án ở Hàn Quốc thừa nhận trách nhiệm pháp lý của nhà nước và sự cần thiết phải bồi thường cho các nạn nhân của vụ thảm sát ở làng Phong Nhất và Phong Nhị - nay thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam của Việt Nam, nơi khoảng 74 thường dân bị sát hại trong vụ thảm sát 12/2/1968.

Một trong 2 nhân chứng có mặt tại phiên toà ở Hàn Quốc hôm ấy là bà Nguyễn Thị Thanh, khi vụ việc xảy ra, bà mới chỉ là cô bé 8 tuổi nhưng đã mất đi 5 người thân gồm mẹ, dì và các em. Những vết sẹo đã liền da, nhưng nỗi ám ảnh về ký ức đau thương ấy vẫn cần được xoa dịu.

Trước 2015, tôi đứng nói lên là tôi rất căm thù những người Hàn Quốc. Họ hỏi tại sao? Tôi bảo là những người đó đã cầm súng giết gia đình tôi. Tôi qua năm 2015 để nói lên sự thật này, tôi mong rằng những người cựu chiến binh và chính phủ hãy thừa nhận việc này và xoa dịu nỗi đau cho những người đã chết. Nhưng họ cho rằng họ không có làm như vậy, họ không giết dân thường, rồi họ cho là tôi bịa đặt. Tôi là người con gái quê mùa, qua tới tận Hàn Quốc để nói lên sự thật chứ không dễ dàng gì một câu chuyện như vậy mà tôi dám dựng chuyện lên. Tôi mong rằng họ chấp nhận để xoa dịu nỗi đau, để mình tiến tới hoà bình tươi đẹp hơn. Từ 2015 đến bây giờ thì tôi thấy những người dân Hàn Quốc rất ủng hộ tôi, nhất là những em sinh viên, Luật sư…

Tôi rất cảm ơn nhiều người đã ủng hộ tôi, từ Việt Nam đến Hàn Quốc, nhiều người đã đồng hành, giúp đỡ tôi. an ủi tôi, chia sẻ vui buồn với tôi, thì tôi cũng bớt đi nỗi đau đớn. Tôi cũng mong muốn những vụ thảm sát khác như Hà My, Bình Định, Quảng Ngãi, cũng mong rằng sẽ đi tìm được cái công lý như vậy để vơi bớt nỗi đau những người đã khuất.

Mỹ Phượng