• 5689 lượt xem
  • 02:30 17/05/2022
  • Xã hội

Đồng Nai lựa chọn không làm đường qua Khu dự trữ sinh quyển thế giới

Phương án xây dựng đường kết nối hai tỉnh Bình Phước - Đồng Nai đã được Viện Chiến lược và Phát triển giao thông - vận tải (GT-VT) (thuộc Bộ GT-VT) lựa chọn nhằm tận dụng các tuyến đường đã được đầu tư xây dựng, chi phí thực hiện thấp và quan trọng là ít ảnh hưởng đến Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tại Đồng Nai.

 Có 4 phương án được Viện Chiến lược và Phát triển GT-VT đưa ra, nhưng các bộ, ngành không đồng thuận với các phương án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường đi qua vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.

Ông NGUYỄN HỮU PHƯỚC - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai:Theo quy định hiện nay, việc chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng qua đất khác với diện tích trên 50 hecta thì phải xin ý kiến của Thủ tướng”.

 Việc kết nối từ TP Đồng Xoài (Bình Phước) đến đường Vành đai 4 sẽ thuận tiện do tận dụng đường Vành đai 4, đồng thời, giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây nguyên về cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Phương án này tận dụng các tuyến đường tỉnh 753, 746 và đường huyện 416 đã được đầu tư xây dựng. Đặc biệt, tổng mức đầu tư xây dựng (của phương án này) thấp và đảm bảo an toàn cho Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.

Ông VÕ TẤN ĐỨC - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai:Bên Bình Phước trước đây là rừng nhưng đã phá hết rồi, đã làm đường đến khu vực đó luôn rồi, chủ yếu chờ Đồng Nai bắc cầu. Đồng Nai cũng có tính toán một hướng tuyến khác, không đi qua rừng sinh quyển này”.

Tuyến đường này sẽ khơi thông giao thông kinh tế giữa Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, kết nối với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành. UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Vĩnh Cửu và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nghiên cứu đề xuất này của Bộ GT-VT, tham mưu, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định..

Tăng Sắc