Đối thoại Davos |Số 2|: Những góc nhìn về cải cách thuế toàn cầu

Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, các chuyên gia đã có trao đổi về tình hình triển khai thực hiện thỏa thuận lịch sử do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề xuất về cải cách thuế quốc tế cũng như đánh giá về tương lai của đề xuất thuế này.

Vào tháng 10 năm 2021, gần 140 quốc gia trên thế giới, chính xác là 136 quốc gia đã đồng ý ký kết thỏa thuận lịch sử do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đề xuất về cải cách thuế quốc tế,
nhằm đảm bảo rằng các công ty đa quốc gia trả thuế một cách công bằng và giúp cho các nước ngăn chặn hành vi trốn thuế.

Thỏa thuận này bao gồm hai trụ cột. Trụ cột đầu tiên là trao cho cơ quan quản lý thị trường quyền được đánh thuế nhiều hơn với lợi nhuận kĩ thuật số. Trụ cột thứ hai là thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia, khi doanh thu của họ đạt một mức tối thiểu nhất định.

Điều thú vị là OECD đã đưa ra các con số mới, chỉ ra rằng thuế doanh nghiệp tối thiểu sẽ giúp tăng thu thuế hơn 220 tỉ USD một năm, cao hơn so với ước tính ban đầu là 150 tỉ đô la. Trụ cột thứ nhất, thuế kĩ thuật số, được kỳ vọng sẽ giúp thu nhập thuế toàn cầu tăng thêm từ 13 đến 36 tỉ đô la từ khoảng 200 tỉ đô la lợi nhuận. Và vào tháng 12/2022, Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc để thực thi trụ cột thứ 2 một cách phù hợp và tương thích với luật pháp của EU.

Vậy hiện nay, mọi thứ đang như thế nào? Đã có những tiến bộ gì kể từ tháng 10/2021? Chúng ta có đang đi đúng hướng hay không? Tương lai của đề xuất thuế này là gì? Đó là một số câu hỏi mà tôi hy vọng sẽ được giải đáp trong buổi tọa đàm trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới Davos.

Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Kim Ngọc