Đối thoại chính sách: Giải pháp quản lý thu phí dịch vụ y tế ở các bệnh viện ngoài công lập

Giá dịch vụ tại cơ sở tư nhân là vấn đề lâu nay luôn làm khó cơ quan quản lý nhà nước, bởi nếu đưa ra khung cứng giá dịch vụ y tế tư nhân không tạo ra cạnh tranh, không phát triển y tế tư nhân. Trong khi nếu không quy định thì có thể không đảm bảo quyền lợi cho người bệnh. Đây cũng là vấn đề được đặt ra trong quá trình thảo luận lấy ý kiến xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao nên các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được xây dựng lên rất nhiều; cả nước có hơn 300 bệnh viện ngoài công lập. Trong những năm qua, sự phát triển của các bệnh viện ngoài công lập đã góp phần phục vụ, chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn; đồng thời giảm tải số lượng người bệnh xếp hàng đông đúc chờ lượt khám và điều trị ở các bệnh viện công lập cũng như các bệnh viện tuyến Trung ương.

Khi dịch vụ y tế của các bệnh viện ngoài công lập phát triển đòi hỏi bệnh nhân muốn khám chữa bệnh đều phải trả phí tương xứng với những gì mà bệnh viện đầu tư, chăm sóc. Tuy nhiên, việc kiểm soát mức thu phí dịch vụ y tế của các bệnh viện này vẫn còn là vấn đề gây tranh luận và nhận được ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, cán bộ y tế đối với Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). 

Vấn đề đặt ra hiện nay là nên hay không nên kiểm soát khung giá đối với các bệnh viện ngoài công lập? Khung giá nào là hợp lý đối với các bệnh viện này? 

Để tìm hiểu về vấn đề này, Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã có trao đổi về chủ đề “Giải pháp để quản lý thu phí dịch vụ y tế ở các bệnh viện ngoài công lập”  cùng các khách mời: 

Ông LÊ VĂN KHẢM - Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, ĐBQH Bình Dương
Ông LÊ THÀNH CÔNG - Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch -Tài chính, Bộ Y tế
Ông PHẠM VĂN HỌC - Hiệp Hội Bệnh viện Tư nhân Việt Nam

Mời quý khán giả theo dõi chương trình!

Tiến Dũng