Đôi bàn tay xua đi bóng tối

Hạnh phúc với mỗi người là được nhìn ngắm cuộc sống xung quanh, được đón ánh nắng chan hoà mỗi ngày, được thấy gương mặt, nụ cười của những người xung quanh. Nhưng với những người khiếm thị, cuộc sống không ưu ái cho họ tất cả những điều đó. Tuy nhiên, khi lắng nghe những câu chuyện của họ, cảm nhận được nghị lực phi thường, ta càng trân trọng hơn những nỗ lực vươn lên vì cuộc sống tốt hơn.

Một lớp học đặc biệt tại trụ sở Hội người mù tỉnh Sơn La. Thầy dạy không nhìn thấy học trò. Học trò cũng không nhìn thấy thầy giáo.Giáo trình là những bài học kinh nghiệm và sự cảm nhận từ trái tim yêu thương, qua khối óc nhạy bén đôi tay tài hoa và những nỗ lực gấp nhiều lần người bình thường khác. 

Ông TRẦN VĂN SINH – Chủ tịch Hội người mù tỉnh Sơn La: “Chúng tôi đã mở được 10 lớp. Khi chúng tôi đi tuyển sinh, ban đầu chúng tôi cứ cán bộ mắt sáng đi tuyển. Thì ban đầu gia đình người ta rất tự ti, người ta nghĩ là con người ta mù rồi thì sẽ không làm được gì cả, không tin. Chúng tôi thấy không ổn. Thế là chúng tôi phải 1 người sáng đèo 1 người mù đi, lấy chính bản thân chúng tôi ra để nhói chuyện với họ. Chúng tôi cũng mù như anh chị, trong quá trình học tập thì chúng tôi đã đọc được chữ Brai, chúng tôi sử dụng được máy tính, điện thoại thông minh, chúng tôi được học nghề, đến nay chúng tôi đã thành kỹ thuật viên có uy tín và hướng dẫn cho nhiều người đi học, có thu nhập tốt, có người 3-4 triệu 1 tháng, có người được 5-6 triệu 1 tháng. Khi họ tin tưởng rồi thì họ đồng ý cho con em họ theo học.”

Hành trình vượt bản làng vùng cao biên giới xa xôi đến với những lớp học chữ, học nghề tại Hội người mù tỉnh Sơn La không tính được bằng những chặng đường dài, mà còn được tính bằng cả những nỗ lực vượt mặc cảm tự ti cố hữu không dám bước chân ra khỏi bậc cầu thang nhà sàn. Nhiều người mù bẩm sinh, nhưng cũng có người mới bị mù do bệnh tật, họ khép mình lại từ khi ánh sáng đôi mắt không còn. Và rồi, những học viên khiếm thị từ khắp các bản làng vùng cao, biên giới trong tỉnh đã đến với mái ấm này, họ được dạy nghề, tạo việc làm, có thể nuôi sống bản thân và xây dựng gia đình. 

Ông TRẦN VĂN SINH – Chủ tịch Hội người mù tỉnh Sơn La: “Khi mới đến, đa số hội viên mù không biết chữ, chưa có nghề, nhiều em còn chưa nói sói tiếng phổ thông. Ban đầu chúng tôi phải dãy kỹ năng trước, dạy đi lại một mình. Nhiều bạn mới ra chỉ nói trống không thôi”

Tòng Thị Sinh vốn là một cô gái khoẻ mạnh, học lực khá, có nhiều ước mơ ở một bản thuộc xã Mường Bon huyện Mai Sơn. Cánh cửa tương lai đã đóng sập lại  trước mắt khi vào mùa hè năm học lớp 11, mắt chị mờ dần và không nhìn thấy hẳn. Giờ đây, chị Sinh đã trở thành thầy dạy chữ nổi, truyền nghề bấm huyệt trị liệu, làm chổi, chẻ tăm cho hàng trăm học viên.

Chị TÒNG THỊ SINH – Hội người mù tỉnh Sơn La: “Tôi đang học cuối cấp 3 thì có dấu hiệu về mắt. Bố mẹ cũng đưa đi khám và mổ. Từ đó không nhìn thấy gì nữa. cuộc sống cứ loanh quanh xó nhà thôi. Ngày 30 Tết, Chú Sinh đến. Biết có người mù đến nhà thì xúc động lắm, Chú đem bảng chữ nổi của người mù ra, cũng muốn học, hoá ra ngươi mù cũng có chữ để  học, chú cũng kể người mù làm việc như thế nào, thì ra là người mù cũng có nghề, Thế là cũng cố gắng đi học”

Người đi trước dìu dắt người đi sau, từ những hội viên hoàn toàn mù chữ dần đã biết hết bảng chữ cái nổi Brai; từ chỗ chưa có nghề, các hội viên đã học được nghề bấm huyệt trị liệu, nghề làm chổi, chẻ tăm. 

Chị TÒNG THỊ SINH – Hội người mù tỉnh Sơn La: “Các bạn mà chúng tôi đã đào tạo, có bạn làm chủ cơ sở, thu nhập hàng trăm triệu, cũng có bạn mới mở. Chúng tôi rất hạnh phúc, không còn gì hơn như thế nữa. có Hội thì chúng tôi có mái nhà để lao động và học tập. Người mù thì rất là khó khăn, nhưng chưa hẳn mọi thứ đã khép lại. Đượcsự giúp đỡ của mọi người chúng tô vươn lên trong điều kiện của mình…”

Anh LÊ VĂN THÀNH –phường Chiềng Lề Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La: “Tôi là  người đau lưng mãn tính nhiều năm rồi. Được bạn bè giói thiệu thì tôi có biết đến cơ sở xông hơi bấm huyệt của hội người mùa chỗ anh Trần Văn Sinh. Thành thói quen, tuần tôi đến vài lần, tôi được các anh chị, nhân viên cơ sở xoa bóp bấm huyệt, tôi thấy sức khoẻ của mình được cải thiện, sức khoẻ rất thoải mái. Anh Sinh, chị Sinh và các cháu ở đây là việc rất trách nhiệm”

Chị NGUYỄN THỊ NGA – phường Tô hiệu TP Sơn La, tỉnh Sơn La: “Tôi mắc bệnh tiền đình và vai gáy lâu năm rồi. Tôi làm thợ may, ngồi rất đau nhức, đứng lên chóng mặt hoa mắt. Tôi đi rất nhiều nơi những chưa nơi nào như ở đây. Đến đây tôi thấy làm rất hợp lý với tôi,  không bị ù tai chóng mắt, tuần tôi đến 1-2 lần.”

Hôm nay bà con dân bản Nà Lắng xã Mường Lượm, huyện Yên Châu có một niềm vui đặc biệt. Mọi người cùng đến đây chúc mừng và chung vui với gia đình bà Hà Thị Ké, một hộ nghèo đặc biệt khó khăn, có 2 con trai đều là hội viên Hội người mù. 

Bà HÀ THỊ KÉ – Bản Nà Lắng xã Mường Lượm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La: “Tôi sinh được 4 đứa con, có  2 cháu không may bị hỏng mắt, nhà thì khó khăn, làm chỉ đủ ăn đã khó rồi. Nay các cháu được học nghề, được địa phương và hội người mù giúp đỡ làm cho căn nhà khang trang để ở. Tôi vui mừng cảm ơn lắm.”

Anh HÀ VĂN CHƯNG – Hội người mù tỉnh Sơn La: “Hồi xưa thì căn nhà của tôi dột nát, trước lợp tấm Pro, dột nát và sạt lở đất, tôi thì không có khả năng lao động. Rất cả ơn hội đã tặng tôi một căn nhà êm ấm”

Ngày hạnh phúc nhất với gia đình bà Thuông có lẽ chính là ngày mà chị Tòng Thị Sinh cùng em gái cũng bị mù về ăn Tết cùng gia đình. Những giọt nước mắt đã rơi sau bao nhiêu ngày xa cách, nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc, đoàn viên, khi bà được thấy những đứa co ngày nào  tưởng như cuộc đời khép lại. Hai cô con gái, hai khúc ruột của bà, sinh ra lành lặn giỏi giang, mà đột nhiên bị mù cả hai đứa, lòng bà như dao cắt; giờ đây lại mang về tặng mẹ những món quà được mua bằng tiền làm ra từ chính đôi bàn tay lao động chân chính. 

Bà LƯỜNG THỊ THUÔNG – Bản Bon, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, Sơn La: “Lúc em chưa mù, thì em đi học, học sinh giỏi đấy, em bảo em muốn làm cô giáo đấy. Một mình mẹ đi làm, khổ lắm. Tháng lương cháu bảo mẹ ơi con có tiền rồi. tháng lương đầu đi mua váy mua áo về cho mẹ”

Giờ đây, căn nhà nhỏ của gia đình bà Thuông ở bản Bon lúc nào cũng có tiếng cười tiếng nói, nhất là trong những ngày Tết này. Nhưng giờ thì các con đã trưởng thành, tự đứng vững trên đôi chân của mình, người làm mẹ như bà đã thấy yên lòng. 

Còn tại mái ấm của hội người mù tỉnh Sơn La, từng thành viên đều coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình, gắn bó và tận tâm. Ở đây, dễ cảm nhận ở mỗi thành viên một tinh thần lạc quan, nghị lực sống và mong muốn được sống cống hiến như những đoá hoa hướng về mặt trời. Tạo hoá đã lấy đi của họ nguồn ánh sáng đôi mắt, nhưng cũng cho họ sự khéo léo, nhạy cảm tuyệt vời từ những đôi bàn tay và năng khiếu đặc biệt; những đôi bàn tay xua đi bóng tối. 

Thúy Hà