Diễn đàn kinh tế: Luật đất đai (sửa đổi): Đưa đất đai thành nguồn lực quan trọng

Sửa đổi Luật Đất đai được đánh giá là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Báo cáo mà Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã nêu rõ hơn những điểm mới trong Luật đất đai sửa đổi.

Giá đất luôn là nguyên nhân của moị nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện về đất đai trong nhiều năm qua. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bỏ quy định về khung giá đất sau 30 năm áp dụng với mong muốn giá đất sẽ bám sát giá thị trường. Vậy bỏ khung giá đất có vai trò như thế nào và dựa vào đâu để địa phương có thể xác định được giá thị trường? 

Theo nhận định của các chuyên gia, việc xác định thế nào là giá thị trường trong điều kiện bình thường nhưng như thế nào là phù hợp là một quy định hoàn toàn mang tính định tính mà không định lượng. Do đó nếu không có quy định cụ thể thì nó sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mỗi địa phương yêu một kiểu và cách áp dụng sẽ khác nhau.

Việc có 1 cơ sở để xác định giá thị trường hết sức quan trọng. Đây đã là “ước mơ” lâu nay của rất nhiều người dân khi đi mua nhà, đất. Nếu có thể xác định giá thị trường, không chỉ việc tính thuế nhà đất sẽ rất rõ ràng, minh bạch, ngăn chặn được việc “né” thuế, mà còn giúp mỗi người dân tự tin, thoải mái đi mua nhà, đất mà không lo bị cò đất, môi giới thổi giá.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mà Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV có nhiều điểm mới, quan trọng. Trong đó có việc thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó nêu rõ Nhà nước đặt quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất lên trên hết. Nghị quyết 18 cũng yêu cầu phải lo không chỉ chỗ ở mới, mà còn phải bảo đảm về cuộc sống của người bị thu hồi đất phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ càng cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới cuộc sống của người dân sau giải tỏa. Vấn đề hiện nay, là làm sao để công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ giúp hài hòa được lợi ích của các bên liên quan.

Cùng bàn luận về chủ đề này, là 3 vị khách mời:
Ông PHAN ĐỨC HIẾU – Uỷ viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Ông PHẠM VĂN THỊNH – Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang
Ông NGUYỄN QUỐC HIỆP – Chủ tịch Hội đồng quản trị GP Invest

Mời quý vị và các bạn theo dõi video!

Thùy Trang