Điểm báo quốc tế 26/02: Chiến tranh đẫm máu trở lại Châu Âu

Chiến tranh đẫm máu trở lại Châu Âu; Ít nhất 7 người thiệt mạng và hơn 20 người bị thương do trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra gần đảo Sumatra của Indonesia; Hàng loạt các vụ cháy rừng đang diễn ra tại nhiều nơi với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Đó là những thông tin quốc tế đáng chú ý trên các báo ngày 26/02.

Với tiêu đề “Tổng thống Putin đưa chiến tranh đẫm máu trở lại với châu Âu” trên tờ Financial Times, tác giả bài viết cho rằng chiến dịch tấn công vào Ukraine của Nga vẫn bám sát học thuyết quân sự của nước này về một cuộc tấn công đa diện trên bộ, được lực lượng hang không và hàng hải hỗ trợ. Cụ thể hơn, tác giả đã chỉ ra 3 điểm đặc trưng. 

Thứ nhất, chiến lược của Nga sẽ tiến hành các cuộc không kích và tên lửa nhắm vào các mục tiêu ưu tiên cao của Ukraine, như sở chỉ huy quân sự, hệ thống phòng không, …

Thứ 2, lực lượng đổ bộ đường không (VDV) của Nga, một lực lượng phản ứng nhanh tinh nhuệ, sẽ được đưa vào các vị trí phía sau phòng tuyến của Ukraine và chiếm các địa hình quan trọng về mặt chiến thuật, đồng thời dựng chốt chặn để ngăn lực lượng Ukriane tăng viện cho nhau. 

Thứ 3, các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn, được pháo binh hỗ trợ, sẽ cố gắng tiến nhanh vào Ukraine và áp đảo các lực lượng địa phương. 

Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định các lực lượng vữ trang của Nga không phải không có điểm yếu, bao gồm sự thiếu đào tạo và trang bị lạc hậu giữa một số đơn vị. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang Ukraine đang gặp bất lợi lớn do địa hình trải dài cần phải bảo vệ. Diễn biến thực địa giờ sẽ phụ thuộc vào cách mà phía Ukraine chống cự và sức mạnh tinh thần.

Cuối cùng, bài viết khẳng định nếu các lực lượng Ukraine tiến hành một cuộc kháng cự mạnh mẽ, có thể sẽ xảy

Không chỉ riêng các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới lên án mạnh mẽ động thái tấn công Ukraine của Nga, mà thậm chí, nhiều người Nga cũng không ủng hộ các hành động của Tổng thống nước này. Bài viết “Tôi sợ rằng không ai ngăn cản được Tổng thống Nga”, đăng tải trên tờ The Guardian, dẫn kết quả thăm dò mới đây do Trung tâm Levada độc lập thuực hiện, cho thấy chỉ có 45% người Nga ủng hộ động thái xâm lược Ukraine. Minh chứng cho con số này là các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh diễn ra tại các thị trấn, thành phố lớn trên toàn nước Nga vào đêm 25/2.

Rất nhiều đọc giả đã gửi quan điểm của họ tới báo Guardian, người thì bày tỏ sự lo lắng, người thì phản đối các hành động của chính phủ. 

“Tất cả bạn bè của tôi và tôi, những người sống ở Moscow và các thành phố khác của Nga, đều vô cùng sợ hãi. Không ai ngờ rằng chiến tranh sẽ thực sự nổ ra” - Anh Dmitri, một sinh viên 21 tuổi, sinh sống ở Mát-x-cơ-va
Anh cũng sợ rằng “không ai có thể ngăn cản được ông Putin. Lần này ông ấy không quan tâm tới du luận.”

Trong khi đó, Natalie, một giáo viên ở St Petersburg, khẳng định “cô coi các hành động quân sự của ông Putin tại Ukraine là một hành động xâm lược và có thù địch với một quốc gia độc lập”.

Mặt khác, cũng có người lại có ý kiến trung lập như cô Kristina từ Kaliningrad. Cô cho rằng “Đối với một người dân bình thường, thật khó để hiểu đâu là đúng, đâu là sai, ai đúng ai sai.”. Cô khẳng định điều mà cô biết rõ nhất là “chắc chắn không ai muốn chiến tranh xảy ra”.

ĐỘNG ĐẤT MẠNH TẠI INDONESIA 

Chuyển sang các thông tin đáng chú ý khác. Ít nhất 7 người thiệt mạng và hơn 20 người bị thương do trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra gần đảo Sumatra của Indonesia trong ngày hôm qua.

Theo thông tin được đăng tải trên tờ South China Morning Post, trận động đất xảy ra ở vùng duyên hải phía Tây của đảo Sumatra, với tâm chấn ở độ sâu 10km. Bài viết cũng dẫn số liệu do Cơ quan khảo sát địa chấn Mỹ (USGS) ghi được, rằng trận động đất xảy ra ở địa điểm cách thị trấn Bukittinggi, tỉnh Tây Sumatra khoảng 70km. Trước khi xảy ra động đất đã có một vụ rung chấn nhẹ khiến người dân phải chạy ra khỏi các tòa nhà.

THẾ GIỚI CẦN HỌC CÁCH CHUNG SỐNG VỚI LỬA

Hàng loạt các vụ cháy rừng đang diễn ra tại nhiều nơi với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này được nhận định là do hệ quả của việc Trái đất ấm dần lên, trong khi con người vẫn chưa có sự chuẩn bị cho kịch bản như vậy xảy ra. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần học cách “sống chung với lửa”.

“Khủng hoảng khí hậu có thể làm gia tăng các vụ cháy rừng ở miền nam California” là tiêu đề của bài viết được đăng trên tờ The Guardien. Tác giả bài viết dẫn một nghiên cứu mới đây của Đại học UCLA cho biết, sau khi phân tích dữ liệu từ 49 trạm khí hậu trên bờ biển từ Santa Barbara đến San Diego, cháy rừng ở miền nam California thường do gió khô, độ ẩm thấp và nhiệt độ cao, đồng thời cuộc khủng hoảng khí hậu đang tạo điều kiện để chúng bùng phát nóng hơn, nhanh hơn và thường xuyên hơn. Bài viết cũng đưa ra cảnh báo rằng nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không được hạn chế, số lượng vụ cháy rừng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2100 
 
Hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước tại California. Nhưng giờ đây, tình trạng này còn tồi tệ hơn khi nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng ngày càng lớn. Đây là nội dung trong bài viết trên tờ Los Angeles Times. Dẫn một nghiên cứu cũng do Đại học UCLA thực hiện, các nhà nghiên cứu cho rằng ở những khu vực có hơn 1/5 diện tích rừng bị cháy, lưu lượng dòng chảy tăng trung bình 30% trong vòng 6 năm sau khi xảy ra cháy rừng. Điều này được coil à một lợi ích cho khu vực bị hạn hán. Nhưng dẫn lời Phó giáo sự Park William, một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu, rằng lưu lượng nước quá nhiều cũng đi kèm với các nguy cơ như gia tang xói mòn và lũ lụt. Bài viết nhấn mạnh phát hiện này cho thấy tình trạng cháy rừng nghiêm trọng có thể làm thay đổi chu trình của nước.

Trước tình hình này, hãng tin CNN dẫn báo cáo của UNEP, cho rằng đã đến lúc con người “cần học cách sống chung với lửa” và thích nghi với sự gia tang tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng. Bài viết chỉ rõ, trong vòng 28 năm tới, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng trong một năm nào đó có thể tương tự như "mùa Hè đen" của Australia năm 2019-2020 hay các đám cháy lớn ở Bắc Cực vào năm 2020 có thể tăng tới 31-57%. Bên cạnh đó, cháy rừng sẽ tác động lâu dài đến con người về mặt xã hội, sức khỏe, tâm lý. Do đó, báo cáo của UNEP đề nghị các chính phủ cần chuẩn bị sẵn sàng để có thể hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy rừng. Theo đó, các nước cần dành 45% ngân sách để phòng ngừa cháy rừng, 34% để ứng phó khi xảy ra cháy rừng và 20% để phục hồi hậu cháy rừng./.

Ngọc Anh