• 1665 lượt xem
  • 16:30 09/07/2022
  • Kinh tế

Đề xuất xây dựng luật kinh tế tuần hoàn

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang là một trong những xu hướng đi mới của nhiều quốc gia và doanh nghiệp hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu.

Tại Việt Nam, mặc dù mới chỉ ở bước đầu tiếp cận, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, cần phải xây dựng một đạo luật chuyên biệt về kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn nữa. 

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang là một trong những xu hướng đi mới của nhiều quốc gia và doanh nghiệp hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và vấn đề bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu. Tại Việt Nam, mặc dù mới chỉ ở bước đầu tiếp cận, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, cần phải xây dựng một đạo luật chuyên biệt về kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn nữa. 

Thời gian qua, nhiều hoạt động hỗ trợ trong công tác quản lý chất thải tại Việt Nam đã được triển khai, thông qua mô hình 3R là Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế và phân loại rác thải tại nguồn.

Ông LƯU BÁCH ĐẠT, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoá chất Đức Giang: “Chúng tôi sản xuất ra phân bón thì có chất bã thải là gypsum thì gypsum có thể chế biến thành phụ gia xi măng vì chứa hàm lượnng canxi sunnfat trên 80%, thay thế thạch cao tự nhiên bằng thạch cao nhân tạo thì đó là cái sản phẩm mà chúng tôi chế biến ra chính là nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng. Đây là lợi thế rất lớn và đặc biệt là nếu sử dụng phụ gia cho xi măng ở trong nước thì có rất nhiều lợi ích. Lợi ích đầu tiên là giảm thiểu tồn trữ của chất thải rắn. Thứ hai là giá thành rẻ đi 30% so với giá thành nhập khẩu.”

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đã đến lúc cần phải xây dựng nền tảng pháp lý và định hướng chính sách vững chắc nhằm triển khai các mô hình Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Ông TRỊNH ĐỨC CHIỀU, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, CIEM: “Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy được thì chúng ta phải có chính sách làm thế nào mà sản phẩm về tuần hoàn nó cạnh tranh được. Tức là xét về mặt kinh tế là nó phải cạnh tranh được với sản phẩm tuyến tính. Như vậy, cái phần liên quan đến cạnh tranh bình đẳng nghĩa là chúng ta phải có những quy định liên quan đến môi trường phải được thực thi chặt chẽ.”

Một số ý kiến đề xuất, cần phải xây dựng một đạo Luật riêng biệt về kinh tế tuần hoàn. Trong đó, cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân và cần lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên đưa vào kế hoạch hành động.

Ông HOÀNG ĐỨC VƯỢNG, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VietCycle: “Chúng ta cần phải xây dựng thành một Luật Kinh tế tuần hoàn. Bởi vì hiện nay chúng ta mới chỉ có đề án, quyết định, chiến lược thì nó chưa huy động được sức mạnh của cả đất nước, từ doanh nghiệp cho đến người dân. Nếu chúng ta có Luật thì có thể huy động sức mạnh của cả đất nước đó thì mới có thể xây dựng được kinh tế tuần hoàn. Còn các Nghị định, Nghị quyết, Chiến lược, Đề án thì thực thi ở các Bộ. Nhưng bạn cũng biết là các Bộ nguồn lực cũng chỉ hữu hạn cả về con người, cả về tài chính thì nó sẽ không thể đủ sức mạnh để có thể xây dựng được nền kinh tế tuần hoàn Việt Nam.”

Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng tiêu cực tới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường. Nhưng để sự dịch chuyển này mang lại hiệu quả tốt thì cần phải có sự quyết liệt hơn nữa trong chính sách pháp luật và thực thi.