Cụm công nghiệp làng nghề bị biến tướng: Có hay không chuyện "làm luật"?

Sau khi được giao đất và cho thuê đất, tình trạng xây dựng trái phép, phân lô bán nền, sử dụng đất không đúng mục đích đã xảy ra ở nhiều nơi… gây ra những hệ lụy cho môi trường, ô nhiễm bủa vây đời sống người dân, phá vỡ quy hoạch. Đây không phải là câu chuyện hiếm, vậy giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên.

Núi rác thải phía sau cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên mỗi ngày một lớn hơn.

Ngày đổ - đêm đốt, là giải pháp duy nhất làm hạn chế số lượng rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề.

Khu tái chế chì tập trung thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, chưa được quy hoạch là cụm công nghiệp làng nghề, điều đó cũng đồng nghĩa với việc hạ tầng đầu tư cho giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng không đảm bảo.

Tại cụm công nghiệp làng nghề Văn Tự, huyện Thường Tín, hay cụm công nghiệp làng nghề Minh Khai, Văn Lâm, Hưng Yên, tình trạng xây dựng trái phép các công trình giống với nhà ở, biệt thự, cửa hàng…dù diễn ra khá phổ biến. Vậy nhưng con số thống kê để xử lý các vi phạm gần như cũng bị bỏ qua.

Hiện cả nước có hơn 4000 cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động. Việc phát triển làng nghề thành cụm công nghiệp là chủ trương đúng đắn, nhằm khuyển khích sản xuất phát triển theo hưởng chuyên nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, gần một nửa làng nghề khi chuyển lên thành cụm công nghiệp thì lại đang tồn tại những bất cập như: xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích, không đảm bảo về hạ tầng, không đáp ứng được hệ thống giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Nghị định 68/2017 của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp, quy định rõ cụm công nghiệp đi vào hoạt động phải được đầu tư đồng bộ các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Tuy nhiên, thực tế, hiện nay có những cụm công nghiệp lại bỏ quên vấn đề này.

Minh Công