“Cỗ xe tam mã” giúp GDP 2022 tăng cao nhất trong 12 năm

Con số tăng trưởng năm 2022 là rất ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn và thách thức từ bên ngoài. Tính chung cả năm 2022, cả nước có 208,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 30,3% so với năm 2021. Điều này cho thấy dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn lạc quan về triển vọng.

Doanh nghiệp chuyên sản xuất cột thép mạ kẽm này cho biết, bất chấp những khó khăn về nguồn vốn khó triển khai, tình hình sản xuất kinh doanh năm 2022 vẫn đạt 80% kế hoạch đề ra, khi so với thời điểm trước dịch Covid-19. Thị trường xuất khẩu có nhiều khởi sắc là 1 trong những lý do chính đóng góp cho sự hồi phục này.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cả năm 2022 đạt hơn 3,2 triệu tỷ, tăng 11,2%, phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ cân nhắc gia tăng đầu tư vào Việt Nam trong năm 2023.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, qua đó giúp kiềm chế lạm phát của năm 2022 ở con số 2,59%, dưới mục tiêu mà Quốc hội đề ra .

Tuy nhiên, bước sang năm 2023 trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn đối mặt với nguy cơ suy thoái, các chuyên gia nhấn mạnh, nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam sẽ khó tránh khỏi những tác động, đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Giá chi phí nguyên vật liệu tăng thời gian qua cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Do đó, cần đẩy mạnh sản xuất trong nước, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung. Ngoài ra, cần có các giải pháp quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2023.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình!

Lê Hương