Chuyên gia phân tích hệ lụy lâu dài với tương lai người lao động khi rút Bảo hiểm xã hội một lần

Sau đây là chia sẻ của ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, chuyên gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực chính sách việc làm về vấn đề này. Thời gian qua, tình trạng người dân rút bảo hiểm xã hội một lần ngày một tăng cao, kéo theo những hệ lụy lâu dài với tương lai lao động lẫn chính sách an sinh.

Sau đây là chia sẻ của ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, chuyên gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực chính sách việc làm về vấn đề này.

Ông BÙI SỸ LỢI, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội: “Rõ ràng người lao động đang nhận thức một cách đơn giản khi khó khăn do bị giãn cách xã hội, do không có việc làm, do đại dịch Covid -19 thì không có thu nhập; Người lao động ở các khu công nghiệp và khu chế xuất hoặc các đô thị lớn, khi bị tác động của đại dịch Covid-19 đồng nghĩa với việc họ không có thu nhập, rất khó khăn người lao động phải tìm đến con đường rút bảo hiểm xã hội một lần, và rõ ràng khẳng định một điều thu nhập của người lao động không có tích lũy. Có thể nói rút bảo hiểm xã hội một lần là quyền của người lao động, chúng ta không ngăn cấm nhưng nếu người lao động nhận thức đúng, hiểu đúng thì người lao động chưa rút. Có lẽ chúng ta chưa làm cho người lao động thấu hiểu được bản chất của Bảo hiểm xã hội Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Rõ ràng người ta lấy là để giải quyết khó khăn trước mắt mà chúng ta vẫn gọi là lợi trước mắt nhưng không thấy được hại lâu dài. Khi về hưu họ phải dựa vào con cái và trợ cấp của Nhà nước hoặc chờ đến 80 tuổi mới được hưởng 360.000 VNĐ hưu xã hội thường xuyên và không có thẻ để đi khám Bảo hiểm sức khỏe.”

Như Thảo