• 1112 lượt xem
  • 20:56 16/12/2022
  • Kinh tế

Chuyển đổi số để đào tạo nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0

Đưa nhà máy vào trường học, khuyến khích sinh viên chế tạo mô hình đô thị thông minh ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường… Câu chuyện tưởng chừng như không mới nhưng đang là giải pháp chuyển đổi số hết sức hiệu quả, qua đó giúp đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn. Ghi nhận tại Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Đại học Huế.

Đây là mô hình nhà máy số hóa, hiện chỉ mới áp dụng tại Thái Lan, tuy nhiên nhà trường đã mạnh dạn nhập về trưng bày. Các chuyên gia từ nước ngoài cũng đến chia sẻ cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về tự động hóa. Việc đưa nhà máy số hóa vào trong trường học nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và hoạt động sản xuất thực tiễn các lĩnh vực công nghiệp 4.0, qua đó giúp sinh viên hòa nhập ngay với môi trường thực tế.

Mô hình thiết kế cột đèn chiếu sáng đa chức năng sử dụng năng lượng mặt trời do các bạn sinh viên tự thiết kế, chế tạo. Với hệ thống cảm biến tự động, đèn sẽ chiếu sáng khi có người đến trong quãng thời gian nhất định, đồng thời tích lũy năng lượng mặt trời. Giải pháp này được đánh giá khả thi, phù hợp với những đô thị thông minh như cố đô Huế. Việc cùng tham gia chế tạo các mô hình dù ở cấp độ nhỏ cũng là thước đo tính ứng dụng của các ngành học Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo….

Với việc ứng dụng chuyển đổi số ở cấp độ cao, sinh viên của Khoa Kỹ thuật – Công nghệ đã có thể làm quen với môi trường của doanh nghiệp, đơn vị sản xuất ngay từ những năm đầu. Cơ hội việc làm cũng mở ra nhiều hơn khi sinh viên đã biết việc.

Internet kết nối vạn vật và chuyển đổi số đang là xu hướng của sự phát triển hiện nay. Rõ ràng việc ứng dụng chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực đang giúp sinh viên hội nhập tốt hơn, có thể làm việc thay vì phải mất thời gian tìm hiểu và đào tạo tại doanh nghiệp ngay sau khi ra trường.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!

Đào Bảo