Câu chuyện hôm nay: Phát triển kinh tế đồi rừng - Hướng đi hiệu quả vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chủ trương giao đất, giao rừng của Đảng đã nhiều lần được thể chế hóa về mặt Nhà nước, chuyển hóa thành các chính sách cụ thể, đánh dấu sự chuyển đổi về tư duy, đó là từ bảo vệ và phát triển rừng, sang phát triển kinh tế rừng theo hướng bền vững, đa dụng, ngoài sản phẩm là gỗ còn phát triển cây đặc sản dưới tán rừng, cây dược liệu kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ môi trường rừng.

Phát triển kinh tế đồi rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế, mà còn bởi mục tiêu bảo đảm hệ sinh thái, tăng tỉ lệ che phủ rừng, giữ rừng và bảo vệ rừng. Để thực hiện mục tiêu đó, bên cạnh sự quan tâm, sát sao của chính quyền, địa phương, không thể thiếu vai trò của các lực lượng trong việc hỗ trợ, đồng hành, sát cánh với bà con. Cùng với đó là các chính sách đồng bộ từ trung ương đến địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào phát huy được khả năng, sức lao động của mình. Để đói nghèo không còn là nỗi lo lắng, thấp thỏm.

Phát triển kinh tế đồi rừng không chỉ thay đổi diện mạo của một vùng đất, góp phần cải thiện đời sống của bà con, mà điều ý nghĩa hơn cả là để đồng bào vùng DTTS & MN không phải ly hương, được tiếp tục lao động và tạo ra của cải từ những cánh rừng. Đó cũng là ước mong nhỏ bé và giản dị của bà con, đồng thời là mục tiêu mà Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN hướng tới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thanh Hòa