Câu chuyện hôm nay: Già làng - điểm tựa của đồng bào

Tây Nguyên là nơi có 53 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây là một trong những vùng văn hóa lớn của nước ta với nhiều giá trị độc đáo, đa dạng và phong phú. Đi khắp Tây Nguyên, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những buôn làng của người dân bản địa với phong tục, tập quán, tín ngưỡng đặc sắc.

Những năm gần đây, khi kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên khởi sắc, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước được phát huy hiệu quả, đời sống nhân dân dần thay đổi và được nâng cao. Tuy nhiên, với lối sống cộng đồng, thiết chế buôn làng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì bao đời nay. Ở trong buôn làng, già làng vẫn giữ vai trò quan trọng, là người đại diện của cả cộng đồng, tham gia vào các công việc của buôn làng. Dù cuộc sống có đổi thay thì già làng vẫn là cánh chim đầu đàn, là biểu tượng văn hóa, điểm tựa của những buôn làng dân tộc thiểu số nơi đây.

Mỗi buôn làng dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên đều có các chức vụ như: trưởng buôn, người có uy tín và già làng. Trong đó, già làng là một chức sắc trong buôn, thường do người dân bầu nên. Từ xa xưa, nhiều già làng là thủ lĩnh của một tộc người hoặc là người đại diện cho một dòng họ của một tộc người nào đó hoặc kế thừa “cha truyền, con nối”. Già làng thường là người lớn tuổi trong buôn, nhưng không nhất thiết quy định như vậy, vì chỉ cần có tiếng nói và được tín nhiệm.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Kim Liên