• 1455 lượt xem
  • 05:39 03/11/2022
  • Xã hội

Câu chuyện hôm nay: Đưa việc điều trị trẻ em suy dinh dưỡng cấp tính vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế, hiện tại tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp tính ở Việt Nam khoảng 6 - 7 %, mỗi năm chúng ta phải đối phó với 700.000 ca suy dinh dưỡng cấp tính, trong đó thể nặng 230.000 ca cần được điều trị.

Sự phân bổ của suy dinh dưỡng cấp tính theo vùng miền. Cụ thể, tỷ lệ cao thuộc về các tỉnh miền núi phía Bắc (620.000 ca), Tây Nguyên (38.000 ca), vùng dân tộc thiểu số (50.000 ca). Hậu quả Nguy cơ tử vong do mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, viêm phổi của trẻ suy dinh dưỡng đối với trẻ em cao gấp 9-20 lần so với trẻ bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng không được điều trị nếu mắc bệnh sẽ hồi phục chậm và ảnh hưởng lâu dài đến trí tuệ, thể chất, khả năng học tập, rộng hơn là ảnh hưởng đến các chi phí của gia đình, xã hội cũng như quốc gia.

Tình trạng suy dinh dưỡng khá phổ biến ở trẻ có độ tuổi từ 6 đến 24 tháng và thường gặp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian qua Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Luôn ưu tiên các chính sách dinh dưỡng và đã ban hành các Nghị quyết và các chỉ thị nhằm giảm tỷ lệ trẻ SDD thấp còi và tăng cường công tác dinh dưỡng. Phòng và điều trị SDD cấp tính nặng là một trong những mục tiêu chính của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, và các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Tuy nhiên công tác chữa trị bệnh suy dinh dưỡng ở các tỉnh vẫn còn hết sức khó khăn. Thực tế hiện nay nhiều người dân không hiểu rõ tình trạng suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em sẽ có tác động như thế nào đến sự phát triển trí não, cũng như khả năng học tập của trẻ em, và nhìn xa hơn thì tình trạng này có tác động đến hệ thống y tế và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mời quý vị và các bạn đón xem chương trình!

Đào Hải Yến