Cân nhắc giao dự án ODA nhóm B,C cho UBND cấp huyện, xã

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ nhất, quốc hội khoá 15, sáng 10/1, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Tại phiên thảo luận 1 luật sửa 8 luật trong đó có Luật Đầu tư công, đa số các đại biểu nhất trí việc sửa đổi, bổ sung. Cùng với đó, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm các chủ thể được phân quyền trong việc bảo đảm tính hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tuân thủ, công khai, minh bạch khi tổ chức thực hiện. 
Đối với dự án nhóm A của địa phương sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài một số đại biểu tán thành với đề nghị của Chính phủ chuyển thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tương tự như các dự án nhóm B, C. Tuy nhiên đối với dự án nhóm B,C giao cho UBND cấp huyện, xã cần xem xét lại để đảm bảo tiến độ các dự án bởi trong thực tế cấp Huyện, xã không có cơ quan chuyên môn cũng như năng lực thực hiện.
Bà Trần Kim Yến - Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh:“Vốn vay ưu đãi nước ngoài ODA..nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án..phù hợp với quản lý nguồn vốn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên theo quy định…việc…ODA chủ yếu thực hiện cáp tỉnh chứ ít ở câos xã..như vậy việc phân cần tính toán đến tính khả thi đối với cấp huyện và cấp xã, liên quan đến thẩm quyền.”
Ông Phạm Văn Hoà - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp:“ Dự án nhóm BC tỉ lệ nheieuf nhưng quy mô k lớn…Tuy nhiên việc phân cấp cho Xã huyện nhóm BC..k có đủ lực để làm dẫn đến có khả năng làm chậm tiến độ,. Đại biểu cân nhắc”
 Về thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư một số đại biểu đề nghị quy định rõ việc phân cấp thẩm quyền điều chỉnh chỉ áp dụng trong trường hợp không làm thay đổi phân loại dự án; trường hợp làm thay đổi phân loại dự án, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi điều chỉnh./.