• 1285 lượt xem
  • 21:52 17/05/2022
  • Kinh tế

Các bộ, ngành nêu nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

“Ước đến hết tháng 5, tổng số vốn NSNN đã giải ngân của 8 bộ, cơ quan trung ương thuộc tổ công tác số 3 đạt 4,25% kế hoạch năm 2022, thấp hơn mức bình quân trung cả nước hơn 20,27%, trong đó có 7/8 đơn vị dự kiến giải ngân rất thấp dưới 10%”.

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc sáng nay về tình hình, kết quả giải ngân 5 tháng đầu năm 2022, những khó khăn, vướng mắc và một số kiến nghị nhắm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại của niên độ ngân sách 2022 của các bộ, cơ quan trung ương thuộc tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Tổ trưởng. 

Theo báo cáo, nguyên nhân việc giải ngân thấp là do giá vật liệu tăng cao đột biến đặc biệt là giá thép, cát. Bên cạnh đó đa số các công trình đang trong giai đoạn đấu thầu và thương thảo hợp đồng. Một số dự án được bố trí vốn nhiều để đến bù, GPMB nhưng đến nay vẫn chậm nên giải ngân thấp. Ngoài ra do việc triển khai các thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế dự toán công trình mới đủ điều kiện để tổ chức đấu thầu thi công do đó dẫn đến tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới này thấp. Thủ tục đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án cũng còn nhiều bất cập. Ngoài ra cũng vướng mắc do khó triển khai dự án có nguồn vốn ODA.

Ông PHẠM NGỌC THƯỞNG - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Hiện nay bộ chủ yếu khó khăn gặp ngân nguồn ODA do vướng mắc ở các điều kiện phê duyệt dự án. Ngoài ra phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài họ can thiệp sâu vào các dựa nông sản, chỉ cần 1 thay đổi nhưng 6 tháng họ mới trả lời.”

Ông NGUYỄN BÁ HOAN - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: “Do dự án ODA bên cạnh đó các dự án cũng mới được ký cuối năm 2021 nên dẫn đến tiến độ chậm."

Từ thực tế này, các bộ, ngành kiến nghị Chính Phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; Kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn; tăng cường phân cấp, phân quyền, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân; Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện việc giao ban định kỳ hàng tháng về giải ngân đầu tư công để phát hiện các tồn tại, hạn chế, kịp thời tháo gỡ. Cùng với đó, khẩn trương nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành, đẩy nhanh công tác nghiệm thu, thanh toán gửi đến cơ quan kiểm soát chi, không để dồn vào cuối năm.

Ông ĐỖ XUÂN TUYÊN - Thứ trưởng Bô Y Tế: “Kiến nghị làm đến đâu quyết toán đến đấy, nghiệm thu, thanh lý thường chậm. Phải điều chỉnh thời gian dự án; thanh toán quyết toán khối lượng đã thi công. Điều chỉnh dự án có 2 hình thức như cơ cấu vốn dự án.”

Một số bộ ngành cũng kiến nghị cần kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm giao nộp thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Xử lý nghiêm các cá nhân trong đơn vị cố tình cản trở, gây khó khăn làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án. 

Diệu Huyền