• 4267 lượt xem
  • 02:41 07/03/2022
  • COVID-19

Người từng nhiễm Covid-19 vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần

Ngay từ những ngày đầu đại dịch, các nhà khoa học đã đưa ra thông tin về nguy cơ tái nhiễm Covid-19 là có thể xảy ra. Mới đây, các cố vấn khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các tài liệu về tái nhiễm đề cập đến việc một người phát hiện mắc Covid-19 lần thứ hai hoặc nhiều hơn, bất kể là mắc biến thể nào.

LÝ GIẢI NGUY CƠ TÁI NHIỄM COVID-19
Theo các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới, nguy cơ tái nhiễm phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như chưa được tiêm chủng hoặc có khả năng xảy ra ở những người từng nhiễm virus trước đó với phản ứng miễn dịch thấp hơn. Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua khoang mũi và khoang họng. Sức đề kháng của niêm mạc ở những khu vực này thường ngắn hơn so với sức đề kháng của toàn cơ thể. Theo WHO, một người chỉ được coi là tái nhiễm khi đã âm tính với COVID-19 trong vòng 120 ngày hoặc có 4 lần kết quả kiểm tra PCR âm tính liên tiếp trước khi được xác định dương tính trở lại. 

NGƯỜI MẮC COVID-19 KHÓ LOẠI BỎ HOÀN TOÀN VIRUS KHỎI CƠ THỂ
Theo kết quả nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Nature Communications, những người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể có một số biến thể của virus trú ẩn trong hệ miễn dịch và nhiều khả năng sẽ khó loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và phân tích 2 nghiên cứu riêng biệt khẳng định virus SARS-CoV-2 có thể tiến hóa trong các loại tế bào khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện biến thể BrisDelta bùng phát ở Bristol (Anh) ngay từ những ngày đầu. Biến thể này đã thay đổi so với chủng virus gốc nhưng vẫn tồn tại trong hệ miễn dịch của người bệnh. Một số biến thể có thể ẩn náu trong các tế bào thận hoặc lá lách trong khi cơ thể kích thích hệ miễn dịch chống lại virus.